1. Dùng hình ảnh ẩn dụ
Trong
tiếng việt thì Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt
Ở đây chính là cách
bạn mượn hình ảnh này để diễn tả cho một hình tượng khác nhằm cho người xem
hiểu ngầm được ý của bạn. Chỉ với một hình ảnh đơn giản và cô đọng, người xem
sẽ liên tưởng đúng cái điều mà bạn muốn nói, đặc biệt là những loại hình sản
phẩm không thể chụp hình cụ thể như Bảo hiểm, Ngân hàng…
2.
Cường điệu hóa:

Bằng cách nói quá
vấn đề lên một chút, bạn không những nêu lên được đặc tính của sản phẩm mà còn
khiến cho người xem phải ngạc nhiên và thích thú đấy!
3.
So sánh: Có
2 dạng: Tương phản và ngang nhau (so sánh bằng)
So
sánh bằng: Là cách dùng hai
hình ảnh hoàn toàn không liên quan đến nhau nhưng có những đặc tính giống nhau
để ngầm ý nói lên đặc tính của sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo. Ví dụ: Bạn muốn
nói tới sự bổ dưỡng của một loại trái cây, nhưng bạn sẽ thể hiện điều đó như
thế nào đây? Việc đầu tiên là phải kiếm cái hình tượng gì có chung đặc tính “bổ”
giống như trái cây bạn cần làm, từ đó có thể ra nhiều lựa chọn như: sữa, thuốc
bổ… Để muốn nói trái cây đó bổ hơn uống thuốc mỗi ngày, bạn có thể đặt 2 thứ đó
lên một bàn cân và cho bên trái cây nặng hơn. Như vậy không cần phải dông dài
giải thích, chỉ bằng một hình ảnh so sánh cô đọng như vậy, bạn đã truyền tải
được ý tưởng của mình rồi.

So
sánh tương phản: Việc so sánh tương phản ở đây là dùng hình tượng nào có
tính chất trái ngược với đặc tính sản phẩm để diễn tả điều muốn nói, đôi khi bạn
cũng có thể sử dụng 2 hình ảnh tương đồng để diễn tả, nhất là đối với những vấn
đề văn hóa – xã hội… Tuy nhiên điều tối kỵ trong thiết kế - quảng cáo là bạn
không nên so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, bạn
muốn nói sản phẩm này thơm thì không nên so sánh là sản phẩm tôi thơm hơn sản
phẩm X, mà hãy dùng hình ảnh như hoa, trái cây… (những hình ảnh chung chung) để
diễn tả sự thơm của sản phẩm mình.

Tin tức khác: