CorelDraw có các công cụ
vẽ đa dạng và tiện ích, các phiên bản về sau phần lớn được thêm các
công cụ vẽ với nhiều cách vẽ khác nhau được tự động và trợ giúp
bằng các thuật toán. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nếu muốn có
một nền tảng kỹ thuật vẽ CorelDraw vững chắc, các bạn nên luyện vẽ
với các công cụ thô sơ nhất. Điều này ví cũng như một anh thợ học
nghề muốn sử dụng các máy cưa, bào , khoan .. bằng điện nên bắt đầu
luyện tay với các công cụ tương tự bằng tay trước. Trong bài viết
này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các công cụ cơ bản Rectangle
tool (vẽ hình chữ nhật, hình vuông), Ellipse tool (Vẽ hình bầu dục,
hình tròn), Polygon tool (Vẽ hình đa giác) và Freehand tool (Công cụ vẽ
nét, các đoạn thẳng, đường cong)
Nếu đọc qua các bài
hướng dẫn trước, có lẽ bạn cũng đã biết sơ qua cách vẽ hình chữ
nhật, bắt đầu bằng việc chọn với công cụ Rectangle tool
retangle-tool-icon ở thanh toolbox bên trái màn hình. Nếu bạn muốn vẽ
một hình chữ nhật bắt đầu từ một góc bất kỳ, bạn hãy click chuột
tại một điểm và drag (nhấn chuột trái và giữ chuột) chéo đến điểm
tùy ý và thả chuột như hình minh họa. (Nếu bạn muốn vẽ hình chữ
nhật bắt đầu từ giữa, bạn cần nhấn phím Shift trong khi drag chuột)

Hoàn tất hình vẽ, bạn
sẽ có một hình chữ nhật rỗng chưa tô màu và đang được chọn
(selected)

Tuy nhiên, quá trình vẽ
của chúng ta khá tự do, hình chữ nhật có chiều ngang và chiều rộng
có thể không như ý. Để có một hình chữ nhật theo kích thước xác
định, bạn cần phải cho nó thông số cụ thể. Đầu tiên bạn phải kiểm
tra xem hình chữ nhật vừa vẽ có đang được chọn không (có 8 tay nắm
màu đen bao quanh), nếu chưa được chọn bạn phải đổi công cụ Pick tool
pick-tool-icon và click lên nó. Bây giờ bạn hãy nhìn lên thanh thuộc
tính (propery bar)
Như tôi thường nói với
các bạn, khi vẽ trong CorelDraw, bạn nên để mắt đến thanh thuộc tính
(property bar) ở trên sát đầu cửa sổ, và thanh trạng thái (status bar)
ở cuối góc trái cửa sổ. Tôi sẽ giải thích cho bạn các thông số liên
quan:
Object size: Đây là nơi
bạn có thể nhập kích thước chính xác cho vật thể, ô ở trên là
chiều ngang, ô ở dưới là chiều cao, đơn vị đo lường sẽ tùy thuộc vào
thiết lập tài liệu ban đầu, ở trường hợp này là milimet. Bạn phải
đảm bảo Lock ratio đang ở tình trạng mở, vì nếu khóa, khi bạn nhập
chiều ngang hoặc chiều cao, ô còn lại sẽ cho kích thước tự động tùy
theo tỉ lệ của hình chữ nhật bạn đang có.
Scale factor: Đây là tỉ
lệ phóng to thu nhỏ, đơn vị là phần trăm, nếu bạn muốn hình chữ
nhật mình có chiều ngang dài hơn gấp đôi như hiện tại, bạn sẽ nhập
và ô phía trên là 200%, nếu bạn khóa Lock ratio chiều cao sẽ tự động
được tăng thêm tương ứng theo tỉ lệ. Ngược lại chỉ có một chiều được
tăng.
Angle of Rotation: Đây là
góc quay vật thể theo chiều ngược kim đồng hồ từ 0 – 360 độ, nếu bạn
nhập số âm, thí dụ 10 độ, góc quay sẽ tự động đổi qua số dương tương
ứng là 350 độ. Lưu ý, các vật thể quay quanh trục mặc định là trung
tâm vật thể, chúng ta sẽ học cách thay đổi trục quay ở bài học Shape
tool.
Mirror: Lật mặt, icon bên
trái sẽ lật vật thể từ trái sang phải (horizontally mirror), icon bên
phải sẽ lật vật thể từ trên xuống dưới (vertically mirror).
Round corner : tạo góc bo
tròn, Scalloped corner: tạo góc lõm, Charmfered corner: tạo góc vạt
phẳng. Tất cả các góc này được tạo ra theo bán kính của 4 ô thông
số Corner radius bên cạnh, lần lượt trái, phải, trên, dưới, nếu bạn
muốn cả 4 góc đều nhau, chỉ cần điền thông số kích thước ở 1 ô và
bấm icon khóa ở giữa, và ngược lại, nếu muốn thông số 4 góc khác
nhau, thì bấm icon ở giữa mở khóa ra.
Relative corner scaling: Khi
bạn nhấn kích hoạt icon này, bán kính bo tròn, tạo lõm hay vạt phẳng
sẽ tương ứng theo tỉ lệ khi vật thể được kéo to hay thu nhỏ.
Outline width: Độ dày
đường biên vật thể, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Outline ở một
bài khác.
Wrap Text: Tạo khoảng
trống khi đặt vào các đoạn chữ, đây cũng là một tính năng chúng ta
sẽ tìm hiểu sâu hơn ở bài Artistic và Paragraph text.
Vẽ hình vuông
Với công cụ Rectangle tool
retangle-tool-icon bạn có thể vẽ hình vuông bằng cách nhấn phím Ctrl
trong khi Drag chuột, các tính năng chỉnh sửa trên thanh thuộc tính đều
giống như bạn đã biết ở trên, tương tự như hình chữ nhật. Bạn có
thể chuyển đổi hình chữ nhật thành hình vuông và ngược lại bằng
cách điều chỉnh thông số chiều ngang và chiều cao ở ô Object size trên
thanh thuộc tính.
Polygon tool – vẽ hình đa
giác
Để vẽ hình đa giác, đầu
tiên bạn phải chọn Polygon tool polygon-tool-iconở thanh công cụ
(toolbox), các thao tác còn lại cũng gần giống như Rectangle tool. Nếu
bạn giữ Shift khi drag chuột thì bạn sẽ vẽ được một hình đa giác
đều các cạnh. Nếu vừa giữ Shift và Ctrl thì hình đa giác sẽ được
vẽ từ trung tâm và có các cạnh đều.
Khi chọn hình đa giác,
thanh thuộc tính cơ bản sẽ có các ô Object size, Scale factor, Lock ratio
… nhưng dĩ nhiên không có các ô tạo bo tròn, lõm, hay vạt góc như hình
chữ nhật. Khác biệt nữa là thanh thuộc tính sẽ có ô Points of Side
đây là ô để bạn tạo số cạnh của hình đa giác. Như hình minh họa,
hình đa giác mặc định khi vẽ Polygon tool sẽ có 5 cạnh.
Công cụ tạo nét curve
Trước khi bắt đầu bài
hướng dẫn này, tôi muốn bạn tìm hiểu sơ lược khái niệm về curve.
Theo nghĩa tiếng Anh, curve có nghĩa là đường cong, trong CorelDraw curve
cũng có thể là một đoạn thẳng, hay nói cách khác, curve là một hay
nhiều đoạn (segment) bao gồm đường thẳng (line), đường cong (curve) hoặc
cả hai. Curve có hai dạng: đóng kín và hở. Curve chỉ có thể Fill (tô màu) nếu được
đóng kín, có nghĩa là điểm đầu và điểm cuối của curve cùng là một
điểm
Bên trái là curve chưa
được đóng kín không tô màu được, bên phải là curve đã được đóng kín
nên tô màu được
Để tạo curve tôi giới
thiệu các bạn 3 công cụ cơ bản để vẽ nét, đó là Freehand (vẽ tự
do), 2-point Line (vẽ đường thẳng bằng 2 điểm) và Bézier (đây là công
cụ quan trọng nhất bạn cần chú ý, có thể thay thể cả hai công cụ
trên)
Freehand
Đây là công cụ vẽ tự do
như bút chì, nên thường khó vẽ bằng chuột, nếu bạn có sử dụng
thiết bị ngoại vi bút vẽ nó thật sự rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu
không có điều kiện để vẽ các đường cong theo ý muốn bạn cần phải
luyện tập nhiều, hoặc đơn giản là bạn sẽ dùng dụng cụ Bézier mà
tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
Trước vẽ curve, thanh thuộc tính sẽ cho phép bạn điều
chỉnh Freehand Smoothing: là thông số tự động làm mượt đường cong, số
càng cao, độ mượt sẽ càng nhiều.
bezier4
Curve ở trên có thông số
Freehand Smoothing: 0 và Curve bên dưới có thông số Freehand Smoothing: 80
Sau khi hoàn tất vẽ
curve, nếu bạn đang chọn curve, bạn có thể điều chỉnh Close curve: nếu
đường curve đang hở, nhấp chuột vào icon này, nó sẽ tự động nối
điểm đầu và điểm cuối thành một curve đóng kín
2-point Line
Công cụ này sử dụng khá
đơn giản, như tên gọi của nó, bạn chỉ cần nhấn và drag chuột một
khoảng cách, nó sẽ tạo ra một đoạn thẳng. Nếu bạn muốn buộc đường
thẳng ngang hoặc đứng vuông góc, bạn giữ phím Shift hoặc Ctrl khi đang
drag chuột vẽ.
Nếu có vấn đề thắc mắc về khóa học hay muốn tham gia khóa học thiết kế đồ họa hãy gọi : Mr Dương để được tư vấn và hỗ trợ.
Chúc các bạn thành công
Chúc các bạn thành công
tag: khóa học thiết kế đồ họa photoshop ở đâu, học đồ họa photoshop cơ bản và nâng cao ở đâu, đào tạo đồ họa chuyên sâu ở đâu, hoc thiet ke do hoa photoshop o dau tai ha noi, hoc thiet ke do hoa illustrator o dau, hoc do hoa corel draw , hoc do hoa cap toc tai ha noi, nâng cấp tay nghề thiết kế đồ họa cho nhân viên xưởng in
- Khóa học đồ họa in ấn quảng cáo
- Khóa học đồ họa in ấn báo chí
- Khóa học đồ họa truyền thông
- Khóa học đồ họa thiết kế web