Học thiết kế đồ họa - đam mê và sáng tạo

Trung tâm đào tạo đồ họa Việt Tâm Đức

Một vài kỹ thuật bình trang

Bình phim
Đầu tiên, cần hiểu rõ bình trang là gì? Nhiều người nhầm với dàn trang – layout – là việc thiết kế từ nội dung & hình ảnh để ra được những trang sách, báo hoàn chỉnh. Còn bình trang, bình bản, bình … gì gì đó – imposition – là việc sắp xếp các trang trên một tờ in lớn để sau khi in xong, ta sẽ gấp lại được theo đúng số thứ tự từng trang.


Việc thứ hai cần chuẩn bị là hiểu rõ sản phẩm mình sẽ làm như thế nào, in giấy gì, máy nào, thành phẩm kiểu nào,…? Nhiều thành viên đặt câu hỏi rất ngây thơ “em cần bình catalog 16 trang khổ A4 đóng kim?” rồi nhờ chỉ giùm cách bình ra sao, thật sự hỏi kiểu này bố ai chỉ được . Trước khi bắt tay vào bình trang ít ra cần nắm rõ các thông tin sau:
– Khổ sản phẩm chính xác là bao nhiêu?
– Sẽ in trên khổ giấy bao nhiêu? 65×86, 60×84 hay 32,5 x 43?
– Sẽ in trên giấy gì? dày mỏng? bao nhiêu?
– Sẽ in trên máy gì? chừa bắt nhíp bao nhiêu mm?
– Sẽ thành phẩm kiểu gì? đóng kim? may chỉ hay phay gáy vào keo?
– Sẽ gấp tờ in bằng tay hay gấp bằng máy? Nếu gấp bằng máy thì sẽ gấp kiểu gì?
và còn một vài thông tin khác. Thiếu một trong các thông tin trên đều không làm được, hoặc nếu làm thì.. cũng được nhưng hên xui
Việc cuối cùng: file và công cụ. Có 2 cách bình trang:
– Bình thủ công, trực tiếp trên các phần mềm thiết kế: Corel, AI
– Bình tự động bằng phần mềm
Nếu là catalog, namecard, tờ rơi,… thông thường dùng cách 1
. Nếu là sách, báo, tạp chí, nói chung là số trang nhiều thì nên dùng cách 2. Nếu dùng cách 2 thì yêu cầu bắt buộc là phải chuyển cách file thiết kế ra file PDF vì các phần mềm bình trang chỉ nhận đầu vào là file PDF.
tối viết tiếp…..
Những thông số cần chú ý:
1. Máy in (chúng ta đang nói đến máy offset tờ rời):
Trước khi bình trang, cần xác định sản phẩm sẽ được in trên máy in nào. Những thông số cần nắm bao gồm: khổ giấy in tối đa, tối thiểu, khoảng cách chừa nhíp, tay kê hông. Nếu không rõ có thể để chừa nhíp 1,2-1,5cm (một số máy chỉ cần chừa nhíp khoảng 8-10mm). Nếu là bình in trở nhíp bắt buộc phải chừa nhíp cho cả hai đầu. 
Mẹo nhỏ:xác định khổ in lớn nhất dựa vào tên model máy: vd máy Komori Lithrone 40: khổ ngang tối đa = 40 x 2,54cm = 101,6cm, chiều còn lại lấy 101,6cm chia cho căn 2 = 71,8, như vậy máy Lithrone 40 in được tối đa khổ 72×102. Tuy nhiên an toàn & chính xác nhất vẫn là đi hỏi thợ in
Ở Việt Nam, các máy in thường có các khổ thông dụng sau:
– Máy 8 trang (vd Komori Lithrone 40, Daya 3F,..): chạy được tối thiểu 32×43, tối đa 72×102, thông dụng là 65×86. Thường in catalog, tạp chí, tờ rơi số lượng nhiều.
– Mày 4 trang khổ nhỏ: chạy đuợc tối thiểu 27×39, tối đa 54×79, thông thường 43×65. Thường in tờ rơi số lượng ít, folder, bao thư.
– Máy khổ lớn: vd Komori Lithrone 44: tối đa 79×109, tối thiểu 43×65. Thường in bao bì, catalog khổ đặc biệt, túi xách.
2. Khổ giấy in: giấy in thường bán theo các khổ giấy cố định như 65×86, 79×109, 60x84cm, trong đó khổ 65×86 thường dùng in catalog, brochure vì 1 tờ bình vừa đủ 16 trang A4, khổ 79×109 thường dùng in folder (xả đôi thành khổ 54×79) hoặc bao thư (các khổ nhỏ 36×39, 26×36,…). Một số khổ khác ít xài hơn như 65×100, 72×102 (giấy mỹ thuật).
Một số sản phẩm thông dụng cần nhớ:
– Catalog, brochure A4: in khổ 65×86 = 16 trang; 43×65= 8 trang nếu in AB. Nếu in tự trở thì số trang còn 1 nửa.
– Folder: 54×78 cho folder kích thước 31,5 x 22cm, chạy tự trở.

3. Tay sách và cách đánh số trang:
Một cuốn sách gồm nhiều trang, khi in các trang được chia nhóm và ghép + in lên một tờ in có kích thước lớn, sau khi in ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Để ghép các tay sách lại với nhau, ta có các kiểu như:
– Đóng lồng) – saddle stich: các tay sách được lồng vào nhau từ ngoài vào trong. Kiểu này dùng cho sản phẩm có số trang ít, dùng phương pháp đóng kim lồng.

– Đóng kẹp – perfect binding: các tay sách được xếp chồng lên nhau. Kiểu này dùng cho sản phẩm có số trang nhiều, thành phẩm theo cách may chỉ vào bìa (sách) hoặc phay gáy vào keo nóng (tạp chí, catalog, các loại sách có thời gian sử dụng ngắn)
Như vậy, trước khi bắt tay vào bình trang, ta cần nắm sản phẩm sẽ dùng cách thành phẩm nào để đánh số trang cho đúng. Cách tốt nhất là tìm vài tờ giấy trắng, gấp thành từng tay sách, sau đó đánh số tất cả các trang theo thứ tự rồi bung ra, sẽ biết được trên từng tờ in các trang sẽ sắp xếp như thế nào. Tuy nhiên, đến bước này ta cần lưu ý thêm một điều quan trọng, đó là cách gấp tay sách như thế nào. Sau đây là ví dụ cách gấp một tay sách 16 trang:
Việc xác định cách gấp rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn dự định khi in xong sẽ gấp bằng máy, vì nhiều trường hợp khi in xong thì mang lên máy gấp không được. Do đó nếu không rõ phải đi hỏi người phụ trách việc thành phẩm.
Một thông tin khác quan trọng không kém, đó là xác định một tay sách gồm bao nhiêu trang? 4, 8, 12, 16 hay 32 trang. Số trang nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khổ thành phẩm và độ dày giấy. Nếu giấy dày thì chỉ có thể gấp 1 vạch (4 trang) hoặc 2 vạch vuông góc (8 trang), 2 vạch song song (6 trang),.. Cần lưu ý: số trang của 1 cuốn sách phải chia hết cho 4 (trừ trường hợp phay gáy vào keo thì có thể lẻ 2 trang. Số trang sách luôn được đánh theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái và trang lẻ nằm bên phải.
Bài tập nhỏ: thử đánh số cho 1 cuốn sách 16 trang, đóng kim lồng, 1 tay 8 trang.

4. Các khoảng chừa xén – bao nhiêu thì vừa?
Một sản phẩm in ra bao giờ cũng phải qua giai đoạn cắt xén ít nhất là một lần, vì vậy khi thiết kế và bình trang, người thiết kế phải chú ý đến việc chừa xén cho sản phẩm. Vậy khoảng chừa xén là gì và bao nhiêu là đủ?
– Chừa xén: là phần sẽ bị xén bỏ khi thành phẩm. Hình minh họa dưới đây cho thấy sản phẩm trước và sau khi xén, để ý thấy rằng có một phần hình ảnh khi thiết kế đã cố ý để tràn ra phía ngoài và sau khi xén đã mất đi.
– Tai sao phải chừa xén bằng cách thiết kế phần hình ảnh dư ra ngoài như trên? Vì khi thành phẩm sẽ có sai số khi cắt xén, ta không thể nào cắt đúng y bon như thế này
mà có thể sẽ cắt nhích ra phía ngoài như thế này
Như vậy nguyên tắc khi thiết kế file là:
1. Phải nhớ chừa xén
2. Chi tiết, hình ảnh nào nằm sát mép giấy thì ta cho nó tràn hẳn ra ngoài vùng chừa xén luôn. Hình minh họa dưới đây cho thấy cách chừa xén: khung màu đen là kích thước sau khi xén, hình cây dừa và mảng xanh phía trên đã được tràn ra ngoài.
Chừa xén bao nhiêu là đủ: khi thiết kế ta nên chừa từ từ 3-5mm mỗi bên, nhiều hơn cũng chả sao nếu như ta có ý định xuất file sang PDF và bình tự động bằng phần mềm. Ngược lại nếu chỉ bình trực tiếp trên Corel hay AI thì nên để chính xác ngay từ đầu.
Xén một dao hay 2 dao? Khi bình các sản phẩm, ví dụ tờ rơi, nếu giữa 2 con là nền giấy trắng hoặc nền màu như nhau thì lúc này không cần chừa xén giữa 2 con, khi thành phẩm chỉ cần cắt 1 dao ở giữa. Ngược lại nếu là chi tiết hình ảnh từa lưa hết thì cần thiết phải chừa xén giữa 2 con, lúc này khi thành phẩm phải cắt 2 dao nên gọi là chừa xén 2 dao.
Hình minh họa: 1. Xén 1 dao, 2. Xén 2 dao
Nếu như giấy dư và tui thích chừa xén 2 dao hết thì sao? Cũng chẳng sao trừ việc thợ cắt phải cắt lâu hơn nhưng nghiêm trọng hơn là sẽ bị thợ cắt chửi “DM Thằng thiết kế nào bình ngu vậy trời!”

5. Chừa xén trong các phần mềm thiết kế thông dụng
Như đã nói ở trên, việc chừa xén (bleed) trên file là rất quan trọng cho các công đoạn bình trang sau này. Để có được file PDF đúng chuẩn thì bắt buộc việc thiết kế phải làm đúng ngay từ đầu – tức là lúc thiết kế – từ bước tạo 1 file mới – phải tính đến khỏang chừa xén này trên file. Tiếc thay, đa số những người làm công việc thiết kế đều không để ý – hay nói đúng hơn là không hề biết đến thông số Bleeds khi thiết kế, mà có thể ngay từ đầu khi đi học họ đã không được hướng dẫn đầy đủ (tôi có thể chắc chắn rằng nhiều giáo viên dạy ở các trung tâm tin học – thiết kế đồ họa cũng không nắm rõ được chuyện này). Nhiều tay thiết kế bắt đầu bằng việc nhấn Ctrl+N để tạo 1 file mới, nhấn OK để chấp nhận các giá trị mặc định về kích thước, hệ màu,… sau đó thiết kế tá lả trên Artboard, cuối cùng quăng 1 cục qua cho nhà in và bộ phận xử lý file bên nhà in sẽ làm nốt phần còn lại.
Vậy làm như thế nào là đúng nhất? Đó là làm đúng ngay từ đầu.
1. Chừa xén trong Adobe Illustrator:
Đầu tiên trước khi bắt tay vào việc thiết kế 1 cái gì đó, phải xác định chính xác khổ ấn phẩm. Vd ta sẽ thiết kế một tờ rơi khổ A4 (210mm x 297mm). Vào File –> New hoặc nhấn Ctrl+N
Thiết lập chính xác các giá trị chiều ngang, chiều cao. Phần bleed chính là khoảng chừa xén trên file, ta cứ cho nó là 5mm, nhiều hơn cũng chẳng chết thằng nào
Phần hệ màu chú ý chọn CMYK.
Sau khi nhấn OK, ta có 1 file mới với 1 khung viền màu đỏ thể hiện cho vùng chừa xén (bật tắt bằng phím tắt Ctrl + ; Như vậy đến đây ta có thể thoải mái thiết kế và chú ý làm tràn nền ra tối thiểu đến vùng biên màu đỏ. Chú ý rằng vùng này khi in xong sẽ bị cắt mất nên canh sao cho không bị xén đi những vùng quan trọng.
Đến đây chúng ta mới đi được 1/2 quãng đường. Phần tiếp theo khi đã thíêt kế xong, chúng ta lưu file sang định dạng PDF và lúc này khi lưu file nhớ đánh dấu check vào mục Bleed như hình
Như vậy file PDF của chúng ta đã có khỏang chừa xén theo đúng yêu cầu. Kiểm tra trong Acrobat với pluggin Quite Imposition Plus, ta sẽ thấy phần chừa xén trên file.
Chú ý lúc này kích thước file PDF xuất ra sẽ là 220 x 307mm (do có chừa xén mỗi bên 5mm).

2. Chừa xén trong InDesign:
InDesign là phần mềm dàn trang rất mạnh và linh hoạt, tụi nước ngoài hay xài Ở Việt Nam thì trước kia có Corel Ventura, PageMaker, sau này lại QuarkXPress nhưng dần dần sắp tới chắc còn mỗi InDesign
Để bắt đầu một tài liệu với InDesign đúng cách, khi mở hộp thoại New Document (Ctrl+N), ta bấm vào nút More Options và điền các khoảng chừa xén vào phần Bleed. Chú ý rằng nếu tài liệu của ta là dạng 2 mặt – trang đôi (Facing pages) thì các thông số chừa xén gồm: top (phía trên), bottom (phía dưới), inside (chừa phía gáy sách) và outside (chừa phía bụng sách). Nếu là trang đơn 1 mặt thì 2 thông số kia sẽ thành left và right.
Sau khi tài liệu được tạo, ta thấy phần chừa xén sẽ được giới hạn bằng khung viền màu đỏ.
Và khi Export ra file PDF để bình trang, ta cũng chú ý đánh dấu vào mục Bleeds


3. Xuất file PDF từ MS Word:
MS Word là một phần mềm tuyệt vời, nên tôi và nhiều người vẫn dùng để dàn sách (nhất là các loại truyện, sách văn chương, tài liệu nghị quyết,.. thì Word là vô đối ). Tuy nhiên vài người lại gặp rắc rối khi chuyển từ Word ra file PDF để bình, nhiều người thường dùng cách in ra máy in Adobe PDF hoặc xưa hơn nữa là cài máy in Poscript, in ra file PDF sau đó lại dùng Distiller để cho ra file PDF. Làm chi mà mất công vậy, cách tốt nhất và nhanh nhất là cài Acrobat, sau đó khi làm file xong ta bấm vào nút Convert to Adobe PDF:
Tuy nhiên trước đó nhớ chỉnh kích thước khổ thành phẩm cho đúng trong Page Setup
Vì word là phần mềm soạn văn bản, nó chẳng cần biết chừa xén – bleed là gì nên ta cứ kệ bố nó, cũng chẳng cần thiết vì đâu có tràn hình tràn nền gì đâu, nếu cần ta sẽ set bleed sau trong Acrobat.

Chừa xén trong Corel Draw:
Đối với mình, Corel Draw là một phần mềm củ chuối tuy nhiên cũng phải học sử dụng vì nhiều khách hàng vẫn thường xuyên gửi file Corel sang mình để in. Vì Corel sử dụng PDF engine riêng để xuất ra file PDF do đó nhiều người sử dụng Corel khi tập làm quen với việc xuất file PDF từ CR để mang đi in do không nắm rõ nên thường bị lỗi, đền hàng, và từ đo rất sợ dùng file PDF .
Để xuất PDF từ Corel và có chừa tràn nền, ta cần set bleed trước bằng cách vào Layout –> Page Setup và nhập khoảng tràn nền vào phần bleed. Đánh dấu vào Show bleed area để thấy phần chừa xén trên file
Phần chừa xén, nhớ thiết kế tràn ra phần này nhé
Khi thiết kế xong, để xuất ra PDF, ta vào File –> Publish to PDF và chọn như sau


Một số thao tác thông dụng trên file PDF:
1. Thêm trang, bỏ bớt trang, thay thế trang…
– Menu Header & Footer, Background và Watemark cho phép ta chèn thêm tiêu đề và hình nền cho file PDF. Hình nền có thể là 1 file PDF khác. Chức năng này rất lợi hại nếu như cần chèn Header & Footer dạng thay đổi theo từng chương (vd khi dàn sách,…)
– Insert pages: chèn thêm trang vào file
– Extract page: trích bớt 1 số trang trong file đang mở ra thành 1 file khác
– Replace page: thay thế một hoặc vài trang trong file đang mở bằng các trang trong file khác.
– Delete pages: xoá bớt trang
2. Nối nhiều file PDF thành 1 file: vào File –> Combine files –> merge files into a single PDF.
3. Bật tắt các kênh màu: vào Advanced –> Print Production –> Output Preview (hình như ở Acrobat version cũ hơn nó là menu Seperations thì phải )
4. Một vài công cụ chỉnh sửa khác, vd sửa text, sửa hình (touch up object tool). Ví dụ để sửa 1 hình trong file PDF, ta chọn touch up object tool, sau đó click chọn vào hình cần sửa, nhấn nút phải chuột và chọn Edit Image. Acrobat sẽ mở Photoshop lên và import hình cần sửa vào đó, ta sửa xong chọn Save lại là xong.


Có khi nào trên dòng đời xuôi ngược
Ta vô tình…. quên kéo phẹt-mơ-tuya?



Nhíp là một bộ phận gắp giữ & vận chuyển tờ giấy đi qua máy in trong quá trình in. Thông thường tờ giấy được đưa vào máy theo cạnh dài, nên nhíp sẽ cặp giữ cạnh dài của tờ giấy, nên cạnh dài trên tờ in còn gọi là cạnh nhíp. Khi thiết kế, bình bản người ta có khái niệm chừa nhíp, tức là chừa 1 khoảng giấy dành cho nhíp cặp giữ tờ giấy)
Hình chụp 1 dàn nhíp trên máy offset tờ rời
Minh họa việc gắp giữ tờ giấy in

Tay kê 
là một bộ phận có chức năng định vị tờ in trước khi chuyển vào máy in, nhằm đảm bảo cho hình ảnh in ra trên mọi tờ in luôn có vị trí cố định so với 2 cạnh chuẩn của tờ in (nhằm đảm bảo cho các khâu thành phẩm tiếp theo). 2 cạnh đó trên tờ in gọi là 2 cạnh tay kê.
Thông thường các bộ phận cấp giấy vào máy in sử dụng nguyên tắc định vị 3 điểm nhờ 2 tay kê đầu và 1 tay kê hông theo hình sau:
Front lays: tay kê đầu
Side lay: tay kê hông
Máy in offset tờ rời thường có 4 tay kê đầu và 2 tay kê hông, tuy nhiên trong khi in chỉ sử dụng 2 tay kê đầu & 1 tay kê hông. Tay kê phía bàn điều khiển máy (phía vận hành – operation side) gọi là tay kê kéo, tay kê phía còn lại gọi là tay kê đẩy.
Vị trí lắp đặt 2 tay kê hông trên bộ phận nạp giấy của máy in offset tờ rời
Cấu tạo của tay kê hông cơ học

Bình bản tự động
Quite Ipmosing Plus (QIP) là một plug-in (một chương trình chạy kèm) của Acrobat, do đó để cài QIP trước hết máy tính của bạn cần phải có Acrobat 4.0 trở lên (chú ý là phải cài Adobe Acrobat chứ không phải Acrobat Reader).
Cài đặt Quite cũng khá đơn giản, chương trình sẽ hỏi ta thư mục cài Acrobat là ở đâu? (thông thường nó sẽ nằm trong C : \ Program Files\Adobe\Acrobat x.x\plug_ins). Nếu bạn không thay đổi hay chỉnh sửa gì thì cứ việc nhấn Next –> OK là xong.
Để khởi động QIP, ta mở Acrobat lên và vào menu: Plug-ins –> Quite Imposing Plus –> Imposing control panel. Lần khởi động đầu tiên nó sẽ bắt bạn nhập serial, nếu như ta có bản crack thì bước này không thành vấn đế .
Và đây là Control panel của QIP
Bình 1 cuốn sách bằng QIP
Giả sử chúng ta cần bình một cuốn sách, 48 trang khổ A4, đóng kẹp, tay sách 16 trang. Ta sẽ làm như sau:
– Chuẩn bị một tay sách giả, đánh sổ trang cho nó, sau đó mở ra và giả sử ta được 2 mặt có số thứ tự các trang và cách sắp xếp như sau:
(sorry vì lâu quá không làm nên đánh số lộn, cho trang 1 vô nắm trong mất rồi, nhưng không sao vẫn xài được )
– Kế tiếp, mở Acrobat lên, mở file PDF của cuốn sách ra. Bật control panel của QIP lên và nhấn nút Shuffle Pages để tiến hành xoay trở các trang theo đúng như tay sách giả trên.
+ Mục chọn: Create a new document instead of modifying this one: đánh dấu mục này để QIP tạo một file PDF mới chứa các trang đã được xoay thay vì chỉnh sửa trên file hiện tại. Bạn nên đánh dấu chọn mục này.
+ Mục Rules: thiết lập góc xoay và vị trí các trang trong tay bình. Quy ước như sau:
* Đặt dấu > ngay sau số trang: xoay trang đó một góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
* Đặt dấu < ngay sau số trang: xoay trang đó góc 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
* Đặt dấu * sau số trang: xoay trang đó một góc 180 độ.
Và nhìn vào tay sách giả, ta sẽ có cách bố trí số trang như sau:
+ Mặt A: 11* 6* 7* 10* 14 3 2 15
+ Mặt B: 9* 8* 5* 12* 16 1 4 13
Bạn chỉ cần nhập thông số cho 1 tay, các tay sau QIP sẽ tự lo
– Nhấn nút Advance để mở hộp thọai Shuffle Pages Options
Trong hộp thọai này ta có 2 tùy chọn:
+ Perfect bound: đóng kẹp, khâu chỉ dán keo
+ Saddle stiched: đóng lồng bấm kim
Trường hợp cuốn sách chúng ta chọn đóng kẹp, perfect bound.
Nhấn OK để quay về.
– Bấm nút Preview để xem kết quả vị trí và cách sắp xếp các trang. Mục Colums: số trang trên tờ in theo chiều ngang (4), Rows: số trang theo chiều dọc (2). Dĩ nhiên Colums x Rows = Số trang trên 1 mặt tờ in.
Nhấn OK để trở lại hộp thọai Shuffle Pages.
Bấm OK để xác nhận các thiết lập. QIP sẽ tạo ra một file PDF mới tên Shuffle Document 1 với các trang đã được xoay trở và sắp xếp.

Sau khi đã thiết lập vị trí các trang xong, nhấn nút N-up pages để mở hộp thọai N-up pages 1
+ Bấm chọn Remove unsed space at the edge of each sheet để QIP tự động cắt cúp tờ in sau khi đã tính tóan đầy đủ các khỏang chừa lề, chừa xén và bon mark.
+ Chọn No, place all pages full size (100%) để QIP không tự động co giãn các trang.
Nhấn Next để sang hộp thọai N-up pages 2:
Nhấn chọn Margins và đánh dấu mục Advance margins and spacing. Tiếp theo nhất Setup… để thiết lập các khỏang chừa lề
+ Mục Magins at edge of each sheet: khỏang chừa lề trên tờ in
+ Mục Spacing between imposed pages: khỏang chừa xén giữa các trang trên tờ in. Theo chiều ngang (Horizontal spacing) lần lượt là 0 1 0 (tức là 0cm giữa trang thứ 1 và thứ 2 (vì đây là phần gáy), 1cm giữa trang 2 và 3 (đây là phần bụng, mỗi trang chừa xén 5mm –> giữa hai trang là 1cm, và 0cm giữa trang thứ 3 và thứ 4 (vì đây là gáy))
Theo chiều dọc (Vertical) là 1cm (xén đầu, đuôi mỗi trang 5mm)
Xong xuôi hết, nhấn OK để quay về hộp thọai trước. Nhấn chọn mục Add crop marks và nhấn nút Custom để chọn kiểu bon cắt gấp. Nhấn
Next để duyệt qua các kiểu bon và nhấn OK để chọn lựa.
Tiếp tục nhấn Next để mở hộp thọai Make n-up pages 3
+ Mục Size and shape of sheets: chọn khổ giấy. Nếu phần trước ta đã chọn mục Remove unused… gì gì đó thì phần này ta chỉ việc chọn khổ giấy tối đa Maximum, QIP sẽ tự động cắt cúp cho vừa. Mục Layout of page: xác định số trang trên 1 tờ in, bao gồm số trang theo chiều ngang (Columns) và theo chiều dọc (Rows). Nhấn Finish và ta đã bình xong cuốn sách.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUITE IMPOSING
(Tài liệu lấy từ website của khoa In & Truyền thông – Đại học SPKT TP. HCM
I. Giới thiệu Quite Imposing 
Bình trang (Imposing) là cách sắp đặt các trang in trước khi bạn tiến hành in ấn. Trước đây, việc bình trang chỉ được tiến hành thủ công nhưng ngày nay dưới sự trợ giúp của các phần mềm bình trang điện tử chúng ta ta có thể tiến hành bình trang một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Một số phần mềm chế bản điện tử cũng có thể thực hiện được công việc bình trang nhưng chúng có rất ít tính năng cho bạn lựa chọn và buộc bạn phải làm thủ công.
Thông thường các ứng dụng dành cho máy in văn phòng cũng chỉ cho phép bạn bình một số ấn phầm đơn giản và phổ biến. Chúng cũng có rất nhiều giới hạn trong việc bình trang.
Quite Imposing là phần mềm được trang bị các công cụ rất mạnh giúp cho việc bình trang. Với các công cụ này bạn có thể bình được từ những ấn phẩm nhỏ như các thư mời cho đến những ấn phẩm lớn như sách, báo nhãn…
Quite Imposing là phần mềm được tích hợp vào Adobe Acrobat và tương tác với các file PDF. Mặc dù phần mềm Acrobat có những công cụ giúp thay đổi vị trí trang, tách và nhập các trang lại với nhau, nhưng điều đó chưa đủ cho việc bình môt tờ in.
Với Quite Imposing bạnc có thể bình bất kỳ một file PDF nào. Trang tài liệu bình song sẽ xuất hiện trên màn hành và bạn có thể thấy được sự sắp xếp và kiểm tra lỗi.
II. Những điều cần biết trước khi học Quite Imposing 
Quite Imposing là phầm mềm được tích hợp trong Acrobat vì thế trước khi bắt đầu bạn nên biết sơ lược về Acrobat và cách tạo ra tập tin PDF điều này sẽ giúp cho bạn học Quite Imposing được dễ dàng hơn.
Trước khi bắt đầu với Quite Imposing bạn nên thực hành với các tập tin PDF trước, làm quen với các ứng dụng, và máy in.
Các cách để tạo ra một file PDF: 
Tạo ra một file PDF từ phần mềm ứng dụng. Một số phần mềm ứng dụng cho phép bạn chuyển trực tiếp dữ liệu thành file PDF.
Trong Microsoft Word, khi bạn cài đặt thành công Acrobat thì trong Microsoft Word sẽ xuất hiền 3 biểu tượng cho phép bạn tạo ra một file PDF từ tài liệu hiện hành.
Trong QuarkXPress chọn lệnh File>Export>layout as PDF.
Trong Illustrator chọn File>Save As, sau đó chọn định dạng là PDF.
Trong Corel Draw chọn File>Publish To PDF.
Sử dụng máy in ảo để tạo ra tập tin PDF:
Khi cài đặt thành công bản Adobe Acorbat Professional, thì bạn đã có sẵn một cái máy in ảo trong hệ thống. Hầu hết các phần mềm đều có lệnh in (print) do đó đều có thể sử dụng máy in ảo.
Tạo ra tập tin PDF “chuẩn” bằng cách sử dụng Acrobat Distiller. Acrobat Distiller cũng được tích hợp cài đặt cùng với Acrobat Professional. Trước hết bạn phải có một tập tin *.EPS (là một trong những định dạng Postcript). Khởi động Acrobat Distiller (Start>Programs>Acrobat Distiller). Kéo thả file EPS vào trong Distiller. File PDF được tạo ra sẽ năm cùng với thư mục của file EPS.
III. Giới thiệu sơ lược về các tính năng của Quite Imposing 
1. Các Bảng điều kiển của Quite Imposing. 
Bảng điều kiển chứa toàn bộ các lệnh của Quite Imposing.
Bảng gồm toàn bộ các chức năng quan trọng của Quite Imposing. Các chức năng này sẽ được trình bày trong phần sau.
Bảng info lưu giữ những thông tin về trang bình của bạn.
Bảng Manual cho phép bạn đặt thủ công từng file vào trong trang bình.
Nút shrink là để thu nhỏ bảng imposition lại để bạn có thể dễ dàng quan sát tài liệu.
Nút Close dùng để đóng bảng Imposition lại.

2. Giới thiệu về các chức năng trong bảng Control 
Phần bình (Easy Imposition) 
Gồm các lệnh liên quan đến việc đặt các trang lên tờ in. Phần này gồm các lệnh:
BOOKLET: Chức năng bình theo khiểu đóng sách thông thường. 
Chức năng này giúp bạn thuận tiện hơn trong việc in bằng các máy in lasser thông thường.
Click vào nút Booklet sẽ xuất hiện bảng sau:
Tùy chọn dùng để in 1 mặt
Kiểu đóng kẹp(Perfect bound) là kiểu đóng gồm nhiều tay đóng lồng liên kết lại với nhau theo một thứ tự. Ví dụ: bạn có một cuốn sách 64 trang. Nếu bạn chọn kiểu đóng lồng thì quyển sách của bạn sẽ quá dày và quan trọng hơn là những trang chính giữa sẽ bị lồi ra. Do đó bạn nên chia ra thành nhiều tay sách nhỏ để quyển sách được đẹp hơn. Số trang trong một tay sách phụ thuộc vào độ dày của giấy nếu giấy càng dày thì số trang trong một tay sách nên ít lại.
Kiểu cắt ra và chồng lên nhau (Cut stacks). Tất cả tờ in được trồng lên nhau sau đó cắt đôi. Thông thường lệnh được dùng để in 2 mặt, tuy nhiên vẫn có một tuỳ chọn cho phép bạn in 1 mặt.
Nút Creating a sample document cho phép bạn tạo một tài liệu mẫu. Với tài liệu mẫu bạn sẽ bình thử để xác định những thông số chính xác cho tài liệu thật. Việc tạo ra tài liệu mẫu giúp bạn xác định nhanh những thông số cần thiết và tránh những sai sót khi bình trên tài liệu thật.
Bảng tiếp theo trong chức năng Booklet cho phép bạn chọn khổ giấy:
Có 4 tùy chọn trong bảng này:
Tùy chọn 1: máy tự động chọn khổ giấy sao cho vừa đủ 2 trang tài liệu, tài liệu vẫn giữ nguyên khích thước cũ (100%).
Tùy chọn 2,3: cho chọn một khổ giấy là letter hoặc A4, 2 trang tài liệu sẽ tự động thu phóng sao cho vừa khổ giấy bạn đã chọn. Tùy chọn 4: cho bạn chọn những khổ khác.
Chú ý: nếu các trang trong một file có kích thước khác nhau thì trang có kích thước lớn nhất sẽ được dùng để tính toán.
Bảng tiếp theo cho phép bạn chọn kiểu đóng sách. Cần lưu ý rằng trong lệnh Booklet một mặt của tờ in chỉ có thể chứa đúng 2 trang tài liệu. Như vậy nếu bạn in 2 mặt tờ in của bạn sẽ có 4 trang.
Kiểu liên tục (Continuous) trang in sẽ được in theo thứ tự 1,2,3,4… Sau khi in ra bạn có thể dùng kim hay kẹp để liên kết các tờ in lại. Với lệnh này bạn không phải gấp các trang in lại.
Kiểu đóng lồng (Saddle stitched): đây là kiểu thường dùng để đóng sách. Sau khi bạn in ra tất cả các trang, bạn chỉ cần gấp đôi trang in lại thế là bạn đã có 1 tờ gấp. Sau đó bạn lồng các tờ gấp vào nhau như vậy số trang của bạn sẽ được đánh theo thứ tự từ đầu đến cuối.

Kiểu đóng kẹp(Perfect bound) là kiểu đóng gồm nhiều tay đóng lồng liên kết lại với nhau theo một thứ tự. Ví dụ: bạn có một cuốn sách 64 trang. Nếu bạn chọn kiểu đóng lồng thì quyển sách của bạn sẽ quá dày và quan trọng hơn là những trang chính giữa sẽ bị lồi ra. Do đó bạn nên chia ra thành nhiều tay sách nhỏ để quyển sách được đẹp hơn. Số trang trong một tay sách phụ thuộc vào độ dày của giấy nếu giấy càng dày thì số trang trong một tay sách nên ít lại.
Kiểu cắt ra và chồng lên nhau (Cut stacks). Tất cả tờ in được trồng lên nhau sau đó cắt đôi. Thông thường lệnh được dùng để in 2 mặt, tuy nhiên vẫn có một tuỳ chọn cho phép bạn in 1 mặt.
Edit
Share on Google Plus

About Thùy Dương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.