Học thiết kế đồ họa - đam mê và sáng tạo

Trung tâm đào tạo đồ họa Việt Tâm Đức

Những thủ thuật hay trong Indesign

Indesign là một phần mềm dàn trang chuyên nghiệp giống như pagemaker và quarkxpress vậy nhưng nó còn có thể thiết kế trong đó nữa. nó là sự kết hợp giữa pagemaker và quark.






1.Để di chuyển nhanh đến bất kỳ một trang nào trong tài liệu hoặc di chuyển vào các trang master trong Master Page, chỉ cần dùng phím tắt Ctrl+J,  gõ số trang cần tới và nhấn enter. Muốn đến một trang chủ bất kỳ, cũng dùng lệnh Ctrl+J và gõ thứ tự các master cần đến như A, B, C…

2.Khi ta Zoom vào một vị trí rất nhỏ trên một vùng của trang, Ctrl+Z không giúp ta trở lại vị trí zoom ban đầu nhưng Ctrl+Alt+2 có thể làm được việc đó.

3.Thỉnh thoảng bạn hơi lúng túng khi phải bôi đen thông số trong khung giá trị của một Palette, chỉ cần click vào biểu tượng của nó ở ngay bên cạnh.

4.Dùng tổ hợp Ctr+Alt+N sẽ tạo ngay một file mới có chung các thiết lập giống như file hiện thời bạn đã tạo ra.

5.Nháy đúp vào công cụ Hand để có thể xem được file thiết kế ở kích thước lớn nhất có thể so với màn hình của bạn.

6.Giống như Illustrator và Photoshop, Ctrl -+ sẽ phóng to (zoom in) và Ctrl—sẽ thu nhỏ lại (zoom out).

7.Muốn xem file ở tỷ lệ 100%? Nháy đúp vào công cụ Zoom.

8.Muốn tùy hứng zoom? Dùng tổ hợp Ctrl+Alt+5 và gõ cấp độ % cần zoom

9. Để xem trước file thiết kế khi ra thành phẩm, click vào biểu tượng dưới cùng bên phải của Toolbox nhưng tốt nhất là dùng phím tắt “W” (khi công cụ Type không được chọn)

10.
Ctrl+S: Lưu file đang thiết kế
Ctrl+Alt+S: Lưu dưới dạng một bản copy, không ghi đè lên file đang mở.
Ctr+Shift+S: Lưu theo một định dạng file hoặc một tên khác (bảo toàn file đang mở)
Ctrl+ Shift+Alt+S: Lưu toàn bộ tất cả các file hiện thời đang mở.

11. Nếu một font chữ không có kiểu nghiêng (italic) hãy thử giải pháp xô nghiêng chữ (Skrew-faulse italic) với thông số 12 độ . Chỉ là một giải pháp

12. Cần một bản copy tất cả phím tắt của bạn khi đã thiết lập? Hãy in một bản ngay trong chính Indesign. Vào “Edit> Keyboard shortcuts” Click “Show Set “ và một list tất cả phím tắt bạn thiết lập sẽ được mở, chỉ việc in ra một bản.

13. Độ tăng giảm của cỡ chữ có thể thay đổi bằng tổ hợp phím tắt “Ctrl+Shift+<” và “Ctrl+Shift+>” (nhưng chắc chắn là bạn đang bôi đen phần văn bản cần tăng giảm co chữ). Tỷ kệ tăng giảm cho mỗi lần sử dụng có thể thay đổi trong bảng Preferences (Ctrl+K).

14. Một vài Phím tắt quan trọng cần nhớ: F5 (Swatches), F6 (Color), F7 (layer), F8 (info), F10 (Stroke), F11 (Paragraph Styles), Shift+F11 (Character Style)Ctrl+T để mở Palette Character (khá quan trọng).
15.
·         Ctrl+Alt+T: mở Palette Paragraph
·         Ctrl+Shift+T: mở thước Tab (Tab Ruler)
·         Ctrl+A : chọn tất cả và Ctrl:Shift:A: thôi lựa chọn tất cả

16. Thiết lập Hyphenation có thể tìm thấy như một phần mở rộng của Palette Paragraph.

17. Mở Palette Text Wrap (bo chữ): Ctrl+Alt+W (dừng nhầm với Ctrl+Shift+W là tắt file thiết kế).

18. Mở Palette Rule dùng phím tắt Ctrl+Alt+J
Ẩn hiện Palette Control dùng phím tắt Ctrl+Alt+6.

19. Place: (ảnh hoặc text) Ctrl+D
Paste in Place (CSA+V) : Dán vật thể đã copy tại chính vị trí đó.

20. Mở cửa sổ thiết lập khung text (Text frame options) Ctrl+B.

21. Xuất file sang một định dạng khác: Ctrl+E.

22. Để bôi đen toàn bộ văn bản từ điểm đầu cho tới cuối (bao gồm cả phần text bị khuất), click vào vị trí phía trước của từ đầu tiên trong văn bản với công cụ Tool, nhấn tổ hợp “Ctrl+Shift+End”.

23. Không nhất thiết phải tạo khung chứa ảnh trước khi place một hình đồ họa vào. Bạn vẫn có thể vẽ nó sau khi đã dùng lệnh Place hoặc click luôn chuột trái để tạo ra một khung chứa ảnh có chung kích cỡ với file ảnh bạn place vào.

24. Hình ảnh trong InDesign có thể được chỉnh sửa bằng công cụ Selection (V) và tổ hợp “Alt+Nháy đúp chuột”. Hình ảnh đó sẽ được mở trên ứng dụng mặc định của Windows. Sau khi chỉnh sửa ảnh, lưu lại file và thoát khỏi ứng dụng chỉnh sửa, khung ảnh place trong InDesign sẽ tự động cập nhật.

25.  Nhấn “Alt+Click” vào biểu tượng Superscript, Subscript hay Small Caps trên Palete Control (Ctr+6) để mở bảng thiết lập Text. “Ctrl+K” có thể kích hoạt bảng Preferences này.

26. Để co dãn khoảng cách giữa các chữ (fine Increments): Alt+Phím trái (left arrow) và Alt+Phím phải (right arrow). Có thể dùng tổ hợp Ctrl+Alt+Phím trái/phải cho khoảng cách co, dãn nhiều hơn.

27. Sử dụng phím Alt thay cho Spacebar để di chuyển vùng thiết kế khi đang sử dụng công cụ Type (T).

28. Điều chỉnh khoảng cách dòng, sử dụng tổ hợp Alt+Phím lên/xuống (up/down arrow).

29. Tất cả text trong khung có thể thay đổi kích cỡ bằng lệnh Ctrl và dùng chuột kéo ở 4 điểm đầu. Giữ cả phím Shift để bảo toàn tỷ lệ khung text trong quá trình co kéo.

30. Với một vài công cụ khi được chọn như Hand, Zoom,…, có thể hoán đổi tạm thời thành công cụ Selection (V) bằng cách giữ Shift.

31. Để thay một font dùng trong file thiết kế, sử dụng lệnh “Find Fonts” (Type>Find Font). Không có phím tắt cho chức năng này, tuy nhiên bạn có thể tạo nó trong InDesign.

32. Phím tắt cho việc lựa chọn text:
Chọn 1 chữ: Nháy đúp vào chữ đó
Chọn một hay nhiều ký tự sang trái/phải tại vị trí của trỏ chuột, nhấn Shift+Phím trái/phải
Chọn cả một dòng: nháy trỏ chuột 3 lần liên tiếp.
Chọn toàn bộ đoạn văn bản: nháy trỏ chuột 4 lần liên tiếp
Chọn cả dòng văn bản tại vị trí trỏ chuột nhấn tổ hợp “Ctrl+Shift+\”

33. Kiểm tra chính tả (không hỗ trợ tiếng Việt) Ctrl+I.

34. Bật tắt chế độ xem ký tự ẩn Ctrl+Alt+I.

35. Các phím tắt định dạng văn bản:
·         Căn theo lề trái Ctrl+Shift+L
·         Căn theo lề phải Ctrl+Shift+R
·         Căn giữa Ctrl+Shift+C
·         Căn đều hai bên Ctrl+Shift+J

Edit
Share on Google Plus

About mannghia

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.