Khi mua hàng tại các
siêu, trên bao bì của các sản phẩm đều có mã vạch. Mã vạch trên bao bì được sử
dụng để cho máy quét mã mạch đọc trên đó có thông tin về giá sản phẩm, tên sản
phẩm.Trong quá trình thiết kế chúng ta sẽ nhận được mã vạch mà nhà sản xuất
cung cấp cho chúng ta để chúng ta chèn lên mẫu thiết kế bao bì của mình. Trong
Corel Draw chúng ta có thể dễ dàng chèn các mã vạch theo yêu cầu của nhà sản xuất
chỉ với vài thao tác đơn giản. Trong bài hướng dẫn sau sẽ chỉ cho các bạn cách
để tạo ra các mã theo yêu cầu trong Corel Draw.
Đầu tiên mở file thiết kế Corel Draw, tại Thanh Bar
click chọn Edit/ Insert Barcode:
Bảng Barcode Wirazd xuất hiện
Click mũi tên để sổ xuống các tùy chọn Mã Vạch (tại Việt
Nam thông thường là loại mã vạch EAN-13, có nghĩa là mã vạch có 13 chữ số). Lưu
ý chọn đúng loại mã vạch mà khách hàng cung cấp cho bạn.
Bây giờ bạn hãy nhập các số mà khách hàng đã cung cấp. Giả
sử bạn nhận được từ khách hàng loại mã vạch 13 số, khi đó bạn chỉ nhập 12 số, số
thứ 13 sẽ tự hiển thị tại khoảng trắng giữa hai ô nhập số. Nếu 13 số đó trùng với
số khách hàng cung cấp thì mã vạch bạn tạo ra đã đúng (bạn không được tự ý nhập
số cuối cùng và không cần quan tâm tới ô nhập số thứ hai, thường là bỏ trống
nó)
Sau đó nhấp nút Next
Bây giờ bạn thiết các lập thuộc tính khác nhau của mã vạch
như độ phân giải máy in, chiều rộng, chiều cao của mã vạch và nhấp nút Next
Bước cuối cùng để tạo hoàn tất một mã vạch: Tùy chỉnh các
thuộc tính văn bản như: bạn cỡ chữ, kiểu kiểu chữ, vị trí ... và nhấp nút
Finish
Một mã vạch hoàn chỉnh đã sẵn sàng ngay giữa trang giấy
làm việc của bạn.
Lưu ý quan trọng: Bạn vẫn có thể điều chỉnh kích thước của
mã vạch. Nhưng đừng quá nhỏ và phải điều chỉnh theo tỷ lệ đứng bóp dẹp chiều
ngang hoặc chiều rộng vì có thể một số máy quét mã vạch sẽ không đọc được. Khi
đó việc đền hàng sẽ có thể xẩy ra với bạn.
Nếu bạn muốn có thêm những kỹ năng sử dụng Corel Draw trong thiết kế đồ họa bạn có thế chọn một trong các khóa học thiết kế đồ họa sau: