1. Ý tưởng:
Đầu
tiên là ý tưởng. Ý tưởng phải thật hay, thật thu hút thì nội dung thiết kế mới
được chú ý và nhớ lâu. Một ý tưởng hay không có nghĩa là cầu kỳ, chỉ cần một
chút tinh tế, một chút so sánh ẩn dụ hay liên tưởng, bạn có thể cho ra được ý
tưởng hấp dẫn người xem mà không cần phải tốn nhiều công sức để phủ lớp áo kỹ
xảo cho nó.
2. Phong cách thiết kế:
Phong
cách thể hiện ý tưởng trong đồ họa có rất nhiều, phụ thuộc vào trình độ cảm
thụ, kỹ năng phần mềm của từng người. Có người sẽ dùng phương pháp kỹ xảo, có
người dùng nghệ thuật chữ (typography), có người dùng hình chụp (ảnh thật,
người thật), hay dùng hình vector... Tóm lại là tùy theo từng chủ đề mà bạn hãy
quyết định chọn phong cách thể hiện nào phù hợp với tác phẩm của mình.
Bạn
cần lưu ý rằng, “phong cách” cũng góp phần làm tôn ý tưởng hoặc hạ giá trị ý
tưởng của bạn xuống, ví dụ như bạn muốn thiết kế poster dành cho truyện tranh
của trẻ em, hãy thử tưởng tượng, nếu một đứa trẻ nhìn thấy một poster chỉ toàn
chữ typography thì chúng có thích đọc cuốn truyện đang muốn quảng cáo không?
Hay những hình ảnh vector vui nhộn mang đậm tính cartoon sẽ khiến chúng cảm
thấy hứng thú hơn với nội dung của cuốn truyện đó?
3. Màu sắc thiết kế
Màu
sắc luôn đóng vai trò trong việc thể hiện tác phẩm thành công. Cũng giống như
việc bạn đi giữa trưa nắng mà lại gặp một cô gái mặc áo màu cam vàng rực rỡ đi
ngang , cảm giác của bạn lúc đó thế nào? Nóng? Choáng? Chói mắt?có muốn nhìn
lần 2 không?
Tương tự như thế
trong thiết kế, tác phẩm của bạn phải được tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng về màu
sắc để tránh gây tác dụng ngược hoặc làm cho người xem hiểu sai lệch về chủ đề.
Ví dụ bạn đang muốn thiết kế một sản phẩm trái cây tươi ngon, nhưng bạn lại
chọn tông màu xanh dương và đen… 2 màu đó có thể hiện được sự tươi ngon
của trái cây không? Đó là điều chúng ta cần lưu tâm trong thiết kế!
Không
có quy định rõ ràng về số lượng màu trong thiết kế, nhưng bạn cần tuân thủ theo
nguyên tắc: “tránh loạn màu”- là việc dùng quá nhiều màu chỏi (đánh) nhau trên
cùng một file, nếu bạn không phải là chuyên gia về màu sắc, nên hạn chế dùng
màu tương phản; hoặc nếu dùng màu tương phản, bạn phải cân nhắc về sắc độ của 2
màu đó. Cách đơn giản để nhận biết sắc độ là bạn hãy in bản thiết kế của mình
ra đen trắng và xem thử xem nó còn hấp dẫn như bản màu không? Nếu in xong mà
bạn thấy nhòe nhòe mọi thứ ngang nhau về sắc độ thì có nghĩa là thiết kế của
bạn đã chưa thực sự thành công.
4.
Font chữ thiết kế:
Đại
đa số các bạn mới ra nghề luôn bị “loạn” về font chữ, nguyên tắc là bạn không
nên dùng quá 3 font cho một thiết kế, các font chữ body phải cùng kích cỡ, cùng
font với nhau, tiêu đề có thể khác font hoặc to lên một chút để tạo sự nổi bật.
Việc sử dụng quá nhiều font chữ sẽ khiến người xem bị loạn thị giác, khiến cho
tác phẩm của bạn cứ lung tung hết lên… Thêm một vần đề nữa là các bạn thường
dùng size chữ quá to, đối với brochure hay tạp chí, bạn chỉ cần dùng size từ
8-10pt (cho những font chuẩn như arial, Myriad pro…,), trong name card bạn chỉ
cần dùng size từ 5.5-7pt cho phần địa chỉ… Việc đưa font chữ quá to sẽ khiến
tác phẩm của bạn không còn sang trọng nữa.
Bố
cục chữ cần gọn gàng, ngay ngắn, trừ khi bạn muốn làm typography, tránh đặt chữ
chéo tới chéo lui, đánh đố người đọc… hoặc nếu bạn muốn gây sức hút thì chỉ cần
cách điệu một vài điểm trên thiết kế mà thôi.