
Photoshopquả thực là 1 phần mềm chỉnh sửa đồ họa tuyệt vời. Tuy nhiên để sử
dụng thành thạo được sản phẩm của hãng Adobe cũng không phải là điều
đơn giản, nhất là đối với những “lính mới” chập chững vào nghề. Nếu
như bạn muốn cải thiện kĩ năng thiết kế và trở thành một designer thì bạn sẽ thấy rằng thời gian
chính là yếu tố quan trọng nhất .
Bởi vậy,
nếu đam mê, bạn nên sắp xếp thời gian rảnh rỗi để tự nâng cao tay
nghề. Bất kì một Pro nào cũng khởi điểm từ số 0 và tất cả đều phải
học hỏi và trau dồi kinh nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 10 kinh nghiệm
có thể giúp bạn tự xây dựng kĩ năng sử dụng Photoshop và trở thành một
designer đích thực .
1. Học theo các “Tút”
Tút ở đây là Tutorial. Đó là những bài hướng dẫn làm mẫu mà bạn có thể kiếm được nhan nhản trên các trang hoặc blog của các web designer chuyên nghiệp. Hầu hết các bài Tút đều miễn phí và rất hữu ích trong việc phát triển 1 kĩ năng nhất định hoặc kiến thức chung về Photoshop. Để có thể tận dụng hết tối đa tiềm năng của kho tài nguyên miễn phí đó, bạn hãy đăng kí (Subscribe) các trang web mà bạn ưa thích nhất. Có như vậy bạn sẽ liên tục được cập nhập những bài viết mới .
1. Học theo các “Tút”
Tút ở đây là Tutorial. Đó là những bài hướng dẫn làm mẫu mà bạn có thể kiếm được nhan nhản trên các trang hoặc blog của các web designer chuyên nghiệp. Hầu hết các bài Tút đều miễn phí và rất hữu ích trong việc phát triển 1 kĩ năng nhất định hoặc kiến thức chung về Photoshop. Để có thể tận dụng hết tối đa tiềm năng của kho tài nguyên miễn phí đó, bạn hãy đăng kí (Subscribe) các trang web mà bạn ưa thích nhất. Có như vậy bạn sẽ liên tục được cập nhập những bài viết mới .
Một cách
nữa là bạn có thể lưu lại (Bookmark) các trang web này
để dùng tiếp về sau. Cố gắng mỗi tuần làm khoảng 2-3 bài Tút và
bạn sẽ tự tạo được 1 thói quen tốt cho mình. Và nên nhớ, học phải đi
đôi với hành. Khi tham khảo các tutorial, hãy thử nghiệm ngay trên
Photoshop.
2. Thí nghiệm trong khi làm Tút
2. Thí nghiệm trong khi làm Tút
"Không
vào hang cọp sao bắt được cọp con”, chính vì thế trong khi bạn đang
thực hiện các bài hướng dẫn, hãy thử thí nghiệm những tính năng
mới mà mình chưa biết hoặc cảm thấy thú vị. Hãy áp dụng mọi thứ mà bạn
học được từ Tút trước đó, thử nghiệm tính năng mới của Photoshop…
Việc kết hợp như vậy sẽ thúc đẩy tính sáng tạo và giúp bạn làm
quen hơn với PTS.
3. Bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp
3. Bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp
Tất cả
những bức ảnh đã được chỉnh sửa đều dựa trên những yếu tố cơ bản
của PTS. Chính vì vậy việc học các nguyên tắc cơ bản là thực sự
quan trọng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu các phím tắt, tác dụng
của các công cụ, các tính năng trong PTS.
4. Tham gia hội, nhóm, forum, trang web
4. Tham gia hội, nhóm, forum, trang web
Sau khi
đã học hỏi được vài điều từ các bài hướng dẫn và tự làm được 1
vài tác phẩm, bạn nên đăng tải chúng lên mạng để xem phản hồi của
những người "trong nghề". Hiện trên thế giới có rất nhiều
nhóm, hội gồm những người chuyên thiết kế đồ họa và đó sẽ là
những nơi rất tốt để bạn lắng nghe góp ý hoặc học tập kinh nghiệm. Hãy
thử những trang web như Flickr, Facebook , devianART…, biết đâu bạn sẽ kết
được thêm nhiều bạn mới cùng sở thích với mình.
5. Cho sản phẩm của bạn lên Blog
Nếu như bạn thực sự đam mê PTS, hãy đăng tải mọi sản phẩm được làm ra lên trang web cá nhân. Cách đó sẽ giúp bạn giữ vững tiến độ, giúp bạn tự tạo ra 1 mục tiêu, giúp thúc đẩy bạn liên tục phải học hỏi. Không những vậy, blog của bạn sẽ thu hút được nhiều “khách thăm quan” hơn. Có thể họ không biết PTS nhưng ai có thể “cưỡng lại” được sự hấp dẫn và tinh tế những bức ảnh tuyệt vời chứ ?
5. Cho sản phẩm của bạn lên Blog
Nếu như bạn thực sự đam mê PTS, hãy đăng tải mọi sản phẩm được làm ra lên trang web cá nhân. Cách đó sẽ giúp bạn giữ vững tiến độ, giúp bạn tự tạo ra 1 mục tiêu, giúp thúc đẩy bạn liên tục phải học hỏi. Không những vậy, blog của bạn sẽ thu hút được nhiều “khách thăm quan” hơn. Có thể họ không biết PTS nhưng ai có thể “cưỡng lại” được sự hấp dẫn và tinh tế những bức ảnh tuyệt vời chứ ?
Khi bạn
đạt đến một trình độ nhất định thì sao bạn không thử nghĩ tới
chuyện làm việc cho các trang web đồ họa. Rất nhiều trang web đồ
họa sẵn sàng trả tiền cho những Tút “chất lượng” bạn tự viết ra.
Vậy là bạn đã có thêm một động lực để phát triển kĩ năng PTS.
6. Đăng kí các thư viện ảnh online,tham gia các diễn đàn.
6. Đăng kí các thư viện ảnh online,tham gia các diễn đàn.
Các tác
phẩm trên những thư viện ảnh online chính là một nguồn cảm hứng rất
tuyệt vời cho bạn. Chúng sẽ rất hữu dụng khi bạn đang định thử
nghiệm tác phẩm mới ra lò. Vậy hãy đăng kí làm thành viên của những thư
viện online nếu như bạn muốn được cập nhật liên tục. Với số lượng ảnh
khổng lồ và đa dạng trên các trang web thì dân designer sẽ dễ dàng tìm
được nguồn cảm hứng ưng ý mà không lo thiếu “tài nguyên”. Bạn có thể
tham khảo 1 số thư viện như Design Flavr, Best Web Gallery, CSS Mania,
Ucreative, Flickr, Photobucket…
7. Học theo một Pro
7. Học theo một Pro
Cho dù
bạn ở lĩnh vực nào đi chăng nữa, việc học hỏi từ 1 bậc thầy hoặc
chuyên gia luôn luôn là tốt nhất. Thiết kế đồ họa cũng như vậy. Bạn
muốn trở thành 1 designer nội trổi thì cách nhanh và tốt nhất chính là
tìm 1 ai đó mà bạn ngưỡng mộ và "đi theo" học hỏi. Hãy để ý
đến các tác phẩm hoặc đọc blog, bài phỏng vấn của người đó để có thể
tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Hãy đăng kí hoặc kết bạn
với nhân vật đó, như vậy bạn có thể thường xuyên theo dõi tác phẩm
của họ. Bạn không có ai ư? Hãy thử tìm các tác giả trên Flickr, trong
các bài Tút xem.
8. Đọc các tạp chí
Một trong những bất lợi của việc sử dụng tài nguyên trên Internet đó là bạn có thể sẽ quên mất cách làm, quên mất vị trí bài viết. Vậy tại sao bạn không thử đọc các cuốn tạp chí thiết kế. Ở Việt Nam có thể không có nhiều tạp chí về thiết kế, nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu các tạp chí khác để tự tìm nguồn cảm hứng.
9. Bắt chước người khác
8. Đọc các tạp chí
Một trong những bất lợi của việc sử dụng tài nguyên trên Internet đó là bạn có thể sẽ quên mất cách làm, quên mất vị trí bài viết. Vậy tại sao bạn không thử đọc các cuốn tạp chí thiết kế. Ở Việt Nam có thể không có nhiều tạp chí về thiết kế, nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu các tạp chí khác để tự tìm nguồn cảm hứng.
9. Bắt chước người khác
Một
cách để chứng minh rằng bạn đã đủ khả năng thiết kế là bắt chước
tác phẩm của người khác. Bạn nên nhớ là chỉ nên bắt chước thôi nhé,
đừng tự tiện lấy tác phẩm của người khác rồi chỉnh sửa và công
nhận nó là của bạn. Việc bắt chước tác phẩm của người khác là
một kinh nghiệm rất quí báu bởi nó sẽ cho ta thấy cách để hoàn
thành công việc trong môi trường ngày nay.
10. Tham gia các cuộc thi
10. Tham gia các cuộc thi
Một
khi bạn đã cảm thấy tự tin với kĩ năng sử dụng PTS, bạn nên nghĩ
tới việc thử thách chính mình khi tham gia vào các cuộc thi thiết
kế. Với các giải thưởng hấp dẫn chắc chắn đó sẽ là 1 động lực để
thúc đẩy bạn. Hơn nữa, bạn sẽ còn có cơ hội để giao lưu , học hỏi,
tìm “cảm hứng” từ tác phẩm của người khác.
Bạn đã biết gì về thiết kế đồ họa hay chưa? Bạn đam mê thiết kế và muốn tham gia vào một khóa học?. Học đồ họa không khó, cốt yếu bạn cho chịu khó để học và đam mê hay không.Học được thiết kế sẽ giúp bạn có đầy tính sáng tạo và tưởng tượng bay bổng hơn.
Bạn đã biết gì về thiết kế đồ họa hay chưa? Bạn đam mê thiết kế và muốn tham gia vào một khóa học?. Học đồ họa không khó, cốt yếu bạn cho chịu khó để học và đam mê hay không.Học được thiết kế sẽ giúp bạn có đầy tính sáng tạo và tưởng tượng bay bổng hơn.
ViệtTâm Đức chúc các bạn thành công.
Nick yahoo tư vấn: antamduc hoặc bondv.romantic - Skype: viettamduc.edu
Hoặc gọi cho tôi Mr. Dương Bốn 097 5252 437 để có thể hiểu rõ hơn
Tin tức liên quan:
Edit